THAM GIA NGAY

NHÓM KIỂM SOÁT VẢY NẾN CÙNG BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ

BỆNH VẢY NẾN

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Triệu chứng của bệnh là gì? Chẩn...

BSCKII Võ Thị Đoan Phượng

Trưởng khoa Lâm sàng 1 – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến các cơ quan khác không?

Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng vảy nến không chỉ là một bệnh da mà...

BSCKII Võ Thị Đoan Phượng

Trưởng khoa Lâm sàng 1 – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Bệnh vảy nến biểu hiện như thế nào?

Nhiều người bệnh thường quan tâm triệu chứng vảy nến là gì?, bệnh vảy nến biểu...

ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi

Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm khớp vảy nến?

Viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh đồng mắc thường gặp nhất của vảy...

ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi

Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Xem thêm
Cách giúp giảm rụng tóc và những lưu ý khi làm tóc cho người bệnh vảy nến

Ở bệnh nhân vảy nến da đầu, cần làm gì để giảm tình trạng rụng tóc do ảnh...

TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú

Trưởng khoa Thẩm mỹ da – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Làm thế nào để loại bỏ vảy trên da?

Việc loại bỏ vảy trắng dày trên thương tổn vảy nến không chỉ giúp người bệnh...

TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú

Trưởng khoa Thẩm mỹ da – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Liệu pháp ánh sáng trong điều trị vảy nến

Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu) là một trong những lựa chọn đầu tay điều trị...

ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi

Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Xem thêm
Cần chuẩn bị gì trước khi sử dụng thuốc sinh học?

Trong vảy nến, thuốc sinh học là phương pháp điều trị nhắm trúng đích, can thiệp...

ThS.BS Phạm Thị Uyển Nhi

Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Xem thêm

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Luyện tập thể thao có giúp ích cho bệnh vảy nến của tôi không?

Nhiều bằng chứng trong các nghiên cứu đã cho thấy rằng luyện tập thể thao có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh vảy nến và cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân, nhất là ở những bệnh nhân có kèm theo thừa cân – béo phì. 

Vận động thể chất có thể giúp duy trì cân nặng khoẻ mạnh và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường típ 2, đây là những bệnh lý mà bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc cao.

Nếu đang bị Viêm khớp vảy nến, bạn nên tránh những hoạt động đòi hỏi đứng lâu hoặc đi lại nhiều. Có thể cân nhắc bắt đầu vận động bằng bơi lội, sức nổi của nước có thể giúp bạn không gây áp lực lên hông, đầu gối và cột sống nhưng lại cho phép bạn tăng cường sức mạnh. 

Nên trao đổi với chuyên gia điều trị trước khi bắt đầu một chế độ luyện tập để có thể được tư vấn những phương pháp phù hợp. 

Nguồn:

1. Psoriasis and Exercise: A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9258800/
2. Active and Mindful Lifestyles
https://www.psoriasis.org/active-and-mindful-lifestyles/

Trong ánh nắng có tia UVA và UVB, UVB có tác dụng làm giảm tốc độ thay đổi da và có hiệu quả kháng viêm. UVA thì ngược lại, tác động sâu xuống các lớp da, làm tối màu và lão hoá da. Kem chống nắng có thể giúp ngăn chặn UVA. Các loại tia này được sử dụng trong phương pháp quang trị liệu điều trị vảy nến.

Đầu tiên, trước khi ra nắng, người bệnh vảy nến cần nhớ sử dụng kem chống nắng phổ rộng. Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ khuyến cáo sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, không có hương liệu và là loại dành cho da nhạy cảm. Tia UV mạnh nhất vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên người bệnh vảy nến có thể bắt đầu với 5 phút tiếp xúc ánh nắng vào buổi trưa và tăng dần từng ngày lên đến khoảng 30 phút mỗi ngày. Mặt khác, tiếp xúc ánh nắng quá lâu cũng có thể làm bỏng da và tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng vảy nến.

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời hàng ngày đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ nhờ điều chỉnh nhịp sinh học và giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Ánh sáng mặt trời giúp tăng mức vitamin D, rất quan trọng đối với sức khỏe của da và xương, tham gia vào việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể giúp giảm viêm và có thể cải thiện các tổn thương vảy nến.

Nguồn:

1. Psoriasis and the Sun – Helpful or Harmful?
https://rheumatology.org/patient-blog/psoriasis-and-the-sun-helpful-or-harmful

Một vài yếu tố môi trường đã cho thấy có liên quan đến việc làm kích thích đợt bùng phát của vảy nến và làm nặng triệu chứng của bệnh hơn, những yếu tố này bao gồm:

    • Thời tiết lạnh, khô
    • Cháy nắng
    • Da bị tổn thương do côn trùng cắn

Ngoài ra, còn có một số yếu tố liên quan đến lối sống có thể làm vảy nến nặng hơn như

    • Hút thuốc lá
    • Uống rượu bia
    • Stress
    • Nhiễm trùng
    • Tổn thương da do xăm, xỏ khuyên, cạo lông
    • Một số loại thuốc điều trị bệnh khác

Vậy nên, người bệnh vảy nến khi chuyển đến khu vực sống mới, cần lưu ý tránh những yếu tố này để hạn chế làm nặng hơn diễn tiến bệnh.

Nguồn:

1. ARE TRIGGERS CAUSING YOUR PSORIASIS FLARE-UPS?
https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/triggers/flares

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh vảy nến có liên quan đến một số gen trong cơ thể, nên có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. 

    • Nếu được sinh ra từ bố và mẹ đều mắc vảy nến, trẻ nhỏ có khoảng 50% khả năng sẽ mắc vảy nến.
    • Nếu được sinh ra từ bố hoặc mẹ bị vảy nến, trẻ có khoảng 16% khả năng mắc vảy nến.
    • Khoảng 1/3 số bệnh nhân vảy nến có người thân cũng mắc bệnh vảy nến trước đó. 

Vậy nên, hầu như không thể phòng tránh khả năng trẻ mang gen mắc bệnh. Tuy vậy có một số yếu tố liên quan đến môi trường và lối sống có thể kích thích vảy nến biểu hiện ra triệu chứng hoặc làm nặng hơn triệu chứng đang có, những yếu tố này bao gồm:

    • Stress.
    • Tổn thương da, côn trùng đốt.
    • Uống rượu bia.
    • Hút thuốc lá.
    • Thời tiết khô, lạnh.
    • Nhiễm trùng: viêm họng, viêm tai, viêm phế quản,…
    • Một số thuốc điều trị bệnh khác.

Nguồn

1. Genetic Epidemiology of Psoriasis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4285384/
2. Are triggers causing your psoriasis flare-ups
https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/triggers/flares

Một vài thuốc nhuộm tóc mạnh có thể gây kích ứng da đầu và làm nặng hơn thương tổn vảy nến, tuy vậy, người bệnh vảy nến vẫn có thể nhuộm tóc được, chỉ cần lưu ý vài điểm sau:

    • Nên báo với người làm tóc về tình trạng của mình để họ cẩn thận hơn khi thao tác với tóc và da đầu
    • Nên thử một lượng ít thuốc nhuộm lên tóc và vùng da sau cổ để thử phản ứng của thuốc, nếu sau 24g mà không có vấn đề gì đặc biệt thì có thể tiến hành nhuộm tiếp.
    • Hạn chế nhuộm tóc khi đang trong đợt bùng phát triệu chứng nặng
    • Lựa chọn thuốc nhuộm dành cho da nhạy cảm, nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng

Tương tự, các sản phẩm dùng để trang điểm nên là loại ít gây kích ứng và dành cho da nhạy cảm. Nên tránh những vùng da có vết thương hở. Nên chăm sóc vùng da và dưỡng ẩm kĩ trước khi bôi những sản phẩm trang điểm lên.

Nguồn

1. Dyeing Hair with Psoriasis: 9 Things You Need to Know First
https://www.healthline.com/health/psoriasis/dyeing-hair-with-psoriasis
2. PSORIASIS AND MAKEUP
https://www.psoriasis.com/psoriasis-patients/tips/makeup-tips-for-psoriasis-cover-up

Theo một nghiên cứu, bệnh vảy nến có cải thiện hơn ở khoảng 55% phụ nữ trong thai kỳ, trong khi 45% còn lại không có thay đổi gì về triệu chứng hoặc diễn tiến nặng hơn. Điều này thay đổi tuỳ theo cơ thể từng người.

Vảy nến cũng được quan sát thấy không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tỷ lệ sẩy thai, dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.

Một số thuốc điều trị vảy nến cần phải ngưng sử dụng khi có thai, vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi có kế hoạch mang thai.

Nguồn

1. Hormonal Effect on Psoriasis in Pregnancy and Post Partum https://jamanetwork.com/journals/jamadermatology/article-abstract/394924
2. Management of psoriasis in pregnancy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1889937

Xem thêm