THAM GIA NGAY

NHÓM KIỂM SOÁT VẢY NẾN CÙNG BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HCM ĐỂ ĐẶT CÂU HỎI VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN CÙNG BÁC SĨ

Kênh thông tin chính thống về bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Triệu chứng của bệnh là gì? Chẩn đoán bệnh bằng cách nào? Cùng Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh tìm hiểu tổng quan về vảy nến qua bài viết sau nhé!

BỆNH VẢY NẾN - Định nghĩa cơ bản

Vảy nến (tên tiếng Anh: Psoriasis) là bệnh da viêm mạn tính, hay tái phát, xảy ra khi cơ thể tăng tốc độ sản xuất tế bào da mới chỉ trong vài ngày so với vài tuần như thông thường, từ đó hình thành những mảng da màu đỏ tươi, dày, giới hạn rõ so với vùng da lành kèm tróc vảy dày, khô, hình phiến trắng bạc.

Vảy nến chiếm tỷ lệ khoảng 2-3% dân số, gây ra nhiều vấn đề cho sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Vảy nến thường không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ trường hợp bệnh vảy nến toàn thân, đây là thể bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Theo BSCKII. Võ Thị Đoan Phượng

Nguyên nhân dẫn tới vảy nến

Nguyên nhân chính xác gây ra vảy nến đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ nghiên cứu, khoa học đã khẳng định rằng, nguyên nhân chính của bệnh lý này là sự tương tác giữa 3 yếu tố: môi trường – di truyền – miễn dịch.

A. Miễn dịch

Các tế bào T là một phần của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa những tác nhân có hại như vi khuẩn, virus.

Trong bệnh vảy nến, do xảy ra tình trạng rối loạn hệ miễn dịch bẩm sinh và mắc phải, những tế bào T này tấn công các tế bào sừng trong da của người bệnh. Điều này khiến tốc độ phát triển của tế bào da tăng nhanh một cách bất thường.

vảy nến do yếu tố miễn dịch
vảy nến do yếu tố miễn dịch

Ở người bệnh vảy nến, các tế bào da chỉ mất 3-4 ngày (bình thường là 28-30 ngày) đã trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, thay vì rơi ra, chúng lại dính với nhau tạo thành thương tổn vảy nến.

Một khi hệ miễn dịch rối loạn, tế bào T tấn công da sẽ tạo ra vòng xoắn bệnh lý diễn tiến lâu dài. Đó là lý do tại sao bệnh vảy nến thường mạn tính và kéo dài suốt đời.

B. Yếu tố di truyền

Bệnh vảy nến có một phần nguyên nhân do di truyền. Sự khởi phát của bệnh có thể sớm hoặc muộn tùy thuộc vào yếu tố gen.

Vảy nến do di truyền
Vảy nến do di truyền

C. Yếu tố ngoại sinh

Các nguyên nhân ngoại sinh bao gồm: Chấn thương da; Stress tinh thần; Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức; Các tác động phẫu thuật; Sử dụng một số loại thuốc, Nhiễm trùng da …

vảy nến do yếu tố ngoại sinh
vảy nến do yếu tố ngoại sinh

Tìm hiểu thêm về vảy nến và dấu hiệu của bệnh thông qua các bài viết sau:

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Triệu chứng của bệnh là [...]

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm khớp vảy nến?

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm khớp vảy nến là vấn mà nhiều [...]

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến các cơ quan khác không?

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng đến các cơ quan khác không? Nếu có thì [...]

Kiểm soát tốt vảy nến giúp giảm nguy cơ tim mạch và đột quỵ

Kiểm soát tốt vảy nến không chỉ nằm ở điều trị các vấn đề về [...]

Tìm hiểu thêm về bệnh vảy nến

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết vảy nến

Bệnh có rất nhiều thể khác nhau và mỗi loại sẽ có triệu chứng đặc trưng. Trong đó, thường gặp nhất là thể mảng hay còn gọi là vảy nến mảng. Một người bệnh có thể mắc một hoặc nhiều thể bệnh cùng lúc hoặc ở những thời điểm khác nhau. Có thể là các vị trí như:

Thương tổn da

Điển hình là những dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ bong, sờ mềm, không đau. Vị trí thường ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối, chỗ bị tổn thương hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi.

Kích thước thương tổn vảy nến thường khác nhau. Đôi khi chỉ là những giọt vài milimet đến những mảng lớn hợp lại to vài chục centimet. Trên các thương tổn thường có triệu chứng ngứa, nếu không điều trị, triệu chứng này có thể nặng hơn. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy châm chích, bỏng rát hoặc đau và căng da,…

Thương tổn móng

Chiếm khoảng 30-50% tổng số bệnh nhân vảy nến, có thể là những chấm lõm ở mặt móng hoặc những vân ngang; móng mất trong, có những đốm trắng hoặc thành viền màu vàng đồng; bong móng ở đầu móng; dày sừng dưới móng cùng với dày móng và mủn.

Ở vảy nến thể mủ thấy các mụn mủ dưới móng hoặc xung quanh móng.

Thương tổn khớp

Chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân vảy nến. Biểu hiện là đau các khớp, hạn chế vận động, viêm khớp cột sống vảy nến hiếm gặp hơn.

Thương tổn niêm mạc

Thường gặp ở niêm mạc quy đầu. Đó là những vết màu hồng, không thâm nhiễm, giới hạn rõ, ít hoặc không có vảy, tiến triển mạn tính. Ở lưỡi thương tổn giống hình bản đồ hoặc viêm lưỡi phì đại tróc vảy. Ở mắt biểu hiện viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mí mắt.

Xem thêm các bài viết chi tiết về biểu hiện bệnh:

Bệnh vảy nến biểu hiện như thế nào?

Bệnh vảy nến biểu hiện như thế nào? Hay triệu chứng vảy nến là gì? [...]

Bệnh vảy nến: Nên và không nên ăn gì?

Hiện tại không có một chế độ ăn chuyên biệt nào dành riêng cho người [...]

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm khớp vảy nến?

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm khớp vảy nến là vấn mà nhiều [...]

Làm thế nào để phòng tránh các yếu tố khởi phát và làm tăng nặng bệnh vảy nến?

Trong sinh bệnh học của vảy nến, yếu tố môi trường đóng vai trò quan [...]

Những ai có nguy cơ bị vảy nến?

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy vảy nến có liên quan đến một số gen trong cơ thể. Điều này có nghĩa nếu trong gia đình có người bị bệnh vảy nến thì các thành viên còn lại cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số tác nhân liên quan đến lối sống và môi trường khác cũng có thể kích hoạt các đợt bùng phát bệnh như:

  • Stress.
  • Tổn thương da, côn trùng đốt.
  • Uống rượu bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Thời tiết khô, lạnh.
  • Nhiễm trùng: viêm họng, viêm tai, viêm phế quản,…
  • Một số thuốc điều trị bệnh khác.

Phương pháp Chẩn đoán và điều trị vảy nến

A. Chẩn đoán bệnh vảy nến

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ cần thăm khám toàn diện các tổn thương của người bệnh, sử dụng các phương pháp để phân biệt với các bệnh da liễu hoặc bệnh về khớp khác.

Nếu thương tổn không rõ ràng, bác sĩ cũng cần chỉ định các xét nghiệm lấy mẫu mô tổn thương hoặc xét nghiệm máu để có chẩn đoán chính xác hơn.

B. Điều trị vảy nến

Các phương pháp điều trị vảy nến hiện tại bao gồm:

  • Các loại thuốc bôi da
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Các thuốc uống tác động toàn thân
  • Thuốc tiêm sinh học.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định và thực hành lối sống lành mạnh đã cho thấy có hiệu quả tốt trong kiểm soát bệnh.

Các phương pháp điều trị vảy nến phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vảy nến, bao gồm dùng thuốc trị [...]

Sử dụng thuốc bôi trong điều trị vảy nến

Thuốc bôi trong điều trị vảy nến là một trong những phương pháp kiểm soát [...]

Kiểm soát stress cho người bệnh vảy nến

Stress, lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng người bệnh vảy nến theo 4 cách sau: [...]

Kiểm soát ngứa cho người bệnh vảy nến

Ngứa là một triệu chứng quan trọng nhưng thường không được chú ý ở người [...]

Tìm hiểu thêm phương pháp điều trị

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

Với tiến bộ của y học, thuốc sinh học ra đời như một phương pháp mới điều trị bệnh vảy nến, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thuốc sinh học là những sản phẩm được sản xuất từ những cấu trúc sống như vi sinh vật, tế bào thực vật hoặc tế bào động vật. Các sản phẩm sinh học dùng để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh.

Thuốc sinh học có những ưu điểm như:

  • Hiệu quả điều trị cao hơn, có khả năng làm giảm bệnh nhanh hơn so với các phương pháp điều trị trước đây.
  • Hiệu quả điều trị duy trì kéo dài nhiều năm.
  • Tương đối ít tác dụng phụ và nếu có thì phần lớn tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua như viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu,… mà không cần ngưng điều trị thuốc sinh học.
  • Giúp dự phòng và hạn chế các bệnh đi kèm khác.
  • Điều trị hiệu quả các thể vảy nến khó như vảy nến móng, vảy nến khớp, vảy nến vùng sinh dục,…
  • Bệnh nhân ít cần tái khám và làm xét nghiệm máu hơn.

Cùng tìm hiểu các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại thuốc sinh học điều trị vảy nến hiện nay

Với tiến bộ của y học, thuốc sinh học ra đời như một phương pháp [...]

Hiệu quả của thuốc sinh học điều trị vảy nến

Hiệu quả của thuốc sinh học điều trị vảy nến có cao không? Làm sao [...]

Mức độ an toàn của thuốc sinh học điều trị vảy nến

Độ an toàn của thuốc sinh học điều trị vảy nến là yếu tố được [...]

Thuốc sinh học điều trị dứt điểm bệnh vảy nến được không?

Thuốc sinh học điều trị dứt điểm bệnh vảy nến được không? là câu hỏi [...]

Tìm hiểu thêm về thuốc sinh học

câu chuyện người bệnh vảy nến

Những câu chuyện có thật từ bệnh nhân vảy nến được Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM chia sẻ qua các video dưới đây:

Xem thêm các câu chuyện khác

Biến chứng của bệnh vảy nến

Vảy nến thường không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ trường hợp bệnh vảy nến toàn thân, đây là thể bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ cao mắc một số bệnh liên quan, như: bệnh tim mạch, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường.

Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá, bội nhiễm. Ung thư da hiếm gặp.
  • Đỏ da toàn thân.
  • Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.

Phòng ngừa các đợt bùng phát bệnh vảy nến

Để kiểm soát tốt vảy nến, người bệnh và người thân cần:

  • Tìm hiểu và tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Tuân thủ chế độ chăm sóc da vảy nến: sử dụng dưỡng ẩm, hạn chế cào gãi,…
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám thường xuyên và đều đặn để giúp kiểm soát và giúp phát hiện sớm các bệnh đồng mắc như viêm khớp vảy nến hay đái tháo đường,…
Bệnh nhân vảy nến cần tái khám đều đặn, đúng lịch hẹn
Bệnh nhân vảy nến cần tái khám đều đặn, đúng lịch hẹn

Lời khuyên của bác sĩ da liễu

Lưu ý rằng mỗi người bệnh có thể phản ứng khác nhau với từng phương pháp điều trị, vì vậy việc tìm ra phương pháp hiệu quả nhất có thể mất thời gian.

Luôn thảo luận với bác sĩ da liễu của bạn về mọi thắc mắc hoặc lo ngại liên quan đến tình trạng bệnh vảy nến.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Luyện tập thể thao có giúp ích cho bệnh vảy nến của tôi không?

Nhiều bằng chứng trong các nghiên cứu đã cho thấy rằng luyện tập thể thao có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh vảy nến và cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân, nhất là ở những bệnh nhân có kèm theo thừa cân – béo phì. 

Vận động thể chất có thể giúp duy trì cân nặng khoẻ mạnh và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường típ 2, đây là những bệnh lý mà bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc cao.

Nếu đang bị Viêm khớp vảy nến, bạn nên tránh những hoạt động đòi hỏi đứng lâu hoặc đi lại nhiều. Có thể cân nhắc bắt đầu vận động bằng bơi lội, sức nổi của nước có thể giúp bạn không gây áp lực lên hông, đầu gối và cột sống nhưng lại cho phép bạn tăng cường sức mạnh. 

Nên trao đổi với chuyên gia điều trị trước khi bắt đầu một chế độ luyện tập để có thể được tư vấn những phương pháp phù hợp. 

Nguồn:

1. Psoriasis and Exercise: A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9258800/
2. Active and Mindful Lifestyles
https://www.psoriasis.org/active-and-mindful-lifestyles/

Trong ánh nắng có tia UVA và UVB, UVB có tác dụng làm giảm tốc độ thay đổi da và có hiệu quả kháng viêm. UVA thì ngược lại, tác động sâu xuống các lớp da, làm tối màu và lão hoá da. Kem chống nắng có thể giúp ngăn chặn UVA. Các loại tia này được sử dụng trong phương pháp quang trị liệu điều trị vảy nến.

Đầu tiên, trước khi ra nắng, người bệnh cần nhớ sử dụng kem chống nắng phổ rộng. Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Mỹ khuyến cáo sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, không có hương liệu và là loại dành cho da nhạy cảm. Tia UV mạnh nhất vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nên người bệnh có thể bắt đầu với 5 phút tiếp xúc ánh nắng vào buổi trưa và tăng dần từng ngày lên đến khoảng 30 phút mỗi ngày. Mặt khác, tiếp xúc ánh nắng quá lâu cũng có thể làm bỏng da và tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng.

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời hàng ngày đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ nhờ điều chỉnh nhịp sinh học và giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Ánh sáng mặt trời giúp tăng mức vitamin D, rất quan trọng đối với sức khỏe của da và xương, tham gia vào việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể giúp giảm viêm và có thể cải thiện các tổn thương.

Nguồn:

1. Psoriasis and the Sun – Helpful or Harmful?
https://rheumatology.org/patient-blog/psoriasis-and-the-sun-helpful-or-harmful

Một vài yếu tố môi trường đã cho thấy có liên quan đến việc làm kích thích đợt bùng phát của vảy nến và làm nặng triệu chứng của bệnh hơn, những yếu tố này bao gồm:

    • Thời tiết lạnh, khô
    • Cháy nắng
    • Da bị tổn thương do côn trùng cắn

Ngoài ra, còn có một số yếu tố liên quan đến lối sống có thể làm vảy nến nặng hơn như

    • Hút thuốc lá
    • Uống rượu bia
    • Stress
    • Nhiễm trùng
    • Tổn thương da do xăm, xỏ khuyên, cạo lông
    • Một số loại thuốc điều trị bệnh khác

Do đó, người bệnh vảy nến khi chuyển đến khu vực sống mới, cần lưu ý tránh những yếu tố này để hạn chế làm nặng hơn diễn tiến bệnh.

Nguồn:

1. ARE TRIGGERS CAUSING YOUR PSORIASIS FLARE-UPS?
https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/triggers/flares

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh vảy nến có liên quan đến một số gen trong cơ thể, nên có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. 

    • Nếu được sinh ra từ bố và mẹ đều mắc vảy nến, trẻ nhỏ có khoảng 50% khả năng sẽ mắc.
    • Nếu được sinh ra từ bố hoặc mẹ bị vảy nến, trẻ có khoảng 16% khả năng mắc vảy nến.
    • Khoảng 1/3 số bệnh nhân vảy nến có người thân cũng mắc bệnh trước đó. 

Do đó, hầu như không thể phòng tránh khả năng trẻ mang gen mắc bệnh. Tuy vậy có một số yếu tố liên quan đến môi trường và lối sống có thể kích thích vảy nến biểu hiện ra triệu chứng hoặc làm nặng hơn triệu chứng đang có, những yếu tố này bao gồm:

    • Stress.
    • Tổn thương da, côn trùng đốt.
    • Uống rượu bia.
    • Hút thuốc lá.
    • Thời tiết khô, lạnh.
    • Nhiễm trùng: viêm họng, viêm tai, viêm phế quản,…
    • Một số thuốc điều trị bệnh khác.

Nguồn

1. Genetic Epidemiology of Psoriasis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4285384/
2. Are triggers causing your psoriasis flare-ups
https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/triggers/flares

Một vài thuốc nhuộm tóc mạnh có thể gây kích ứng da đầu và làm nặng hơn thương tổn vảy nến, tuy vậy, người bệnh vẫn có thể nhuộm tóc được, chỉ cần lưu ý vài điểm sau:

    • Nên báo với người làm tóc về tình trạng của mình để họ cẩn thận hơn khi thao tác với tóc và da đầu
    • Nên thử một lượng ít thuốc nhuộm lên tóc và vùng da sau cổ để thử phản ứng của thuốc, nếu sau 24g mà không có vấn đề gì đặc biệt thì có thể tiến hành nhuộm tiếp.
    • Hạn chế nhuộm tóc khi đang trong đợt bùng phát triệu chứng nặng
    • Lựa chọn thuốc nhuộm dành cho da nhạy cảm, nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng

Tương tự, các sản phẩm dùng để trang điểm nên là loại ít gây kích ứng và dành cho da nhạy cảm. Nên tránh những vùng da có vết thương hở. Nên chăm sóc vùng da và dưỡng ẩm kĩ trước khi bôi những sản phẩm trang điểm lên.

Nguồn

1. Dyeing Hair with Psoriasis: 9 Things You Need to Know First
https://www.healthline.com/health/psoriasis/dyeing-hair-with-psoriasis
2. PSORIASIS AND MAKEUP
https://www.psoriasis.com/psoriasis-patients/tips/makeup-tips-for-psoriasis-cover-up

Theo một nghiên cứu, bệnh vảy nến có cải thiện hơn ở khoảng 55% phụ nữ trong thai kỳ, trong khi 45% còn lại không có thay đổi gì về triệu chứng hoặc diễn tiến nặng hơn. Điều này thay đổi tuỳ theo cơ thể từng người.

Vảy nến cũng được quan sát thấy không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tỷ lệ sẩy thai, dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.

Một số thuốc điều trị vảy nến cần phải ngưng sử dụng khi có thai, vì vậy, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi có kế hoạch mang thai.

Nguồn

1. Hormonal Effect on Psoriasis in Pregnancy and Post Partum https://jamanetwork.com/journals/jamadermatology/article-abstract/394924
2. Management of psoriasis in pregnancy https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1889937

Xem thêm